NÓI CHUYỆN 1 TÍ VỀ YOUTUBE COPYRIGHT NÀO.
Bản quyền là một thuật ngữ rất nhạy cảm. Mỗi quốc gia lại có hệ thống luật pháp bảo vệ bản quyền khác nhau. Việt Nam cũng vậy, có cục này cục kia, có nhiều nhiều công ty để bảo vệ bản quyền cho các nhạc sĩ nghệ sĩ. Điều này đáng mừng, vì nhạc sĩ thường nghèo, tiền tài danh vọng về hết cho ca sĩ dưới ánh đèn spotlight sáng rực cùng hàng nghìn cái vỗ tay tán dương. Ôi phà ơi sướng quá hihi! Xong mở bài.
Tiếp. Mình cũng là creator, tạo ra các gói giáo trình, bán cho các công ty lớn về giáo dục trực tuyến để ăn tí phần trăm (rất là ít, đừng có nghĩ các bạn trả 200k/khoá là mình đút túi 100k ,nô nô, có vài chục thôi). Thế nhưng vẫn vui, vì ít ra có công ty bảo vệ bản quyền cho mình. Thi thoảng có mấy thanh niên mới lớn tải mẹ về rồi trơ tráo bán lại 50k/khoá => như vậy là ăn cắp bản quyền trắng trợn, láo lếu. Nhưng không chấp, vì chúng nó sẽ lớn.
Có nhạc sĩ A, sáng tác bài này độc quyền cho ca sĩ B. Một ngày mùa thu đẹp trời ca sĩ C bê lên sân khấu nghìn người, ăn catse có vẻ cao (bao nhiêu thì chịu đấy là chuyện của họ tò mò làm gì) => vi phạm bản quyền. C phải hỏi ông A là cho phép C mang lên biểu diễn được không, như vậy mới là văn minh!
Nào giờ lên Youtube. Youtube rất là hay, vì nó là môi trường cho hàng nghìn creator tạo ra những video thú vị giải trí học thuật các kiểu. Và đương nhiên chuyện vi phạm bản quyền cũng xảy ra như cơm bữa:
- review phim: cắt vài cảnh trong phim rồi chèn lời đọc vào để review => vi phạm bản quyền
- reaction: lấy nguyên video người khác rồi bình luận, video gốc không phải mình tạo ra => vi phạm
- làm vlog: chèn nhạc vào, nhạc không phải do chủ kênh tạo ra => vi phạm nốt, kể cả quay phải thằng huýt sáo hotel california cũng dính lêu lêu
- dạy chơi nhạc cụ: phải dùng nguồn bài hát từ người khác để làm ví dụ, bài hát đó ko phải do chủ kênh tạo ra => vi phạm
- cover nhạc: bài gốc không phải do chủ kênh sáng tác, chỉ dùng để cover lại => cũng gọi là vi phạm đừng oong đơ gì cả. Nãy chat với Minh Mon,nó sợ quá đang định private hết video kia kìa anh em vào động viên bạn í 1 câu huhu...
>>>TẠI SAO COVER VÀ CÁC VI PHẠM TRÊN VẪN CÓ TRÊN YOUTUBE?
- vì có 1 thuật ngữ tên là "fair use", đại khái mình không re-up trắng trợn, mình dùng 1 phần sản phẩm gốc để tạo ra content mới, vậy là ok. Nôm na thế, gúc thêm đi sẽ rõ.
- những video như thế này thường sẽ: (1) bị scan và tắt kiếm tiền, hoặc chia sẻ doanh thu (đa số là vậy), (2) bị mute tiếng 1 phần trong video, hoặc hạn chế quốc gia, và (3) strike luôn bắt gỡ không nói nhiều (ít khi xảy ra)
Quay lại channel Haketu, chuyên tutorial và cover guitar => channel này vi phạm 80% (20% còn lại là guitar talk lêu lêu toàn chém gió). Và hầu hết cover của mình khi upload lên đều được scan => phát hiện ra có bản quyền => tắt kiếm tiền => mình ok ngay, ko xoá là tốt hihi. À đấy là các cover nhạc nước ngoài.
Còn strike cover lại toàn đến từ Việt Nam mới cay chứ!
Gần 10 năm trên youtube, ăn nhiều strike rồi, xem lại email thì toàn strike từ Việt Nam. Cay thêm phát nứa.
Vài lời với anh em như thế để mọi người hiểu, tránh comment "ông sai rồi, xin lỗi người ta đi ăn vạ cái gì", "ăn cắp trắng trợn rồi giờ gào lên à"... Nô nô mình không ăn cắp chất xám, bài hát hay thì mình cover lại thôi mà, anh em không nên ác khẩu vậy, tội mình 😁
Chốt lại:
1. channel haketu sẽ sập bất kì lúc nào => mất hết dữ liệu
2. cover nhạc nằm trong diện "fair use" vì không ăn cắp bản quyền
3. hãy như sơn tùng mtp, ra luật chơi rõ ràng (cover chỉ hợp lệ sau 7 ngày, ví dụ thế 👍🏻)
4. anh em công ty bản quyền đã làm đúng luật chơi, họ được uỷ quyền của nhạc sĩ.
5. Anh em youtube hay cover guitar khác hãy cẩn thận 🙂
(ảnh: 1 ví dụ của việc phát hiện có bản quyền và chủ sở hữu tắt kiếm tiền chứ không strike, i love youuu!)
(ảnh 2: tú đang buồn !)
(ảnh 3 đlq lắm nhưng đố các bạn biết là cái gì, câu trả lời sẽ ở post sau)